Dịch vụ nấu ăn tại nhà - Nhận đặt tiệc cưới hỏi, sinh nhật, đám giỗ
Nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm
Ngày đăng: 09/05/2018 | Lượt xem: 1217
Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, bảo quản không đúng cách, chế biến không hợp vệ sinh… sẽ phát sinh nhiều mầm bệnh.

Vòng vây nguy hại

Từ trong nhà ra ngoài phố, từ bếp ăn gia đình đến nhà hàng đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Thức ăn cũ dư thừa để qua đêm bảo quản không đúng cách, vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Thực phẩm mua ngoài chợ ôi thiu được người bán “tái chế" lừa người mua. Thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng. Quy trình chế biến không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm khô bị nấm mốc. Nguồn nước bị ô nhiễm... Đây đều là những nguyên nhân thực phẩm gây hại cho sức khỏe người dùng.

Nguy co mac benh tu thuc pham hinh anh 1
 

Đặc biệt, đáng sợ nhất là dùng thực phẩm do nhà sản xuất gian dối cho phụ gia vào để giảm giá thành, thu lợi nhuận cao. Hoặc do kỹ thuật sản xuất yếu kém phải cho nhiều hóa chất, phụ gia diệt vi khuẩn, chống oxy hóa để bảo quản được lâu. Nhiều trường hợp cố tình che giấu nguyên liệu chất lượng xấu, nguyên liệu đã hư hỏng. Phụ gia cũng có thể sử dụng để bắt mắt, kích thích ăn ngon, tạo cảm giác giống thực phẩm tự nhiên…

Có hàng trăm lý do gây ra ngộ độc mà người tiêu dùng khó phát hiện. Người dân không dễ dàng nhận biết được thực phẩm có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không. Mặc dù có quy định phải ghi tên hóa chất, phụ gia lên nhãn mác, nhưng nhà sản xuất thường không muốn cho người tiêu dùng biết các chất phụ gia đó bởi gây tâm lý ngại mua. Do đó, chữ ghi rất nhỏ hoặc làm cho nhãn phản quang không đọc được phần phụ gia.

Các bếp ăn, quán nhậu, thức ăn đường phố… khó có thể thể kiểm soát được chất lượng thực phẩm.

Hậu quả khó lường

Theo các chuyên gia về sức khỏe, bệnh do ăn uống đang theo chiều hướng tăng dần, gây nên những hậu quả khó lường. Bệnh do ăn uống có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Nguy co mac benh tu thuc pham hinh anh 2
 

Bệnh cấp tính có thể xuất hiện chỉ 10-15 phút sau ăn như đau bụng, nôn, đau đầu, mẩn ngứa, tiêu chảy… Trường hợp nhẹ có thể sẽ tự khỏi, nặng có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời do mất nước, do nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Hoặc để lại di chứng như tàn phế, liệt thần kinh, trụy tim mạch… suốt đời do bị nhiễm độc quá nặng, do độc chất làm tổn thương cơ thể không phục hồi.

Bệnh hiểm nghèo và mãn tính là do ăn phải thức ăn có phụ gia độc hại, thực phẩm chứa hóa chất quá mức cho phép, có độc tố vi khuẩn nấm mốc. Nếu vướng vào các thực phẩm này, không giải độc sẽ dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm có thể tử vong trong thời gian ngắn: ung thư, xơ gan, u não; Hoặc phải sống chung với bệnh suốt đời: huyết áp cao, tăng mỡ máu, cholesterol cao, rối loạn tim mạch, rối loạn chuyển hóa, động kinh, suy nhược và đau thần kinh… Chính vì vậy, hậu quả để lại rất nặng nề cho gia đình, xã hội và bản thân người bệnh. Thực tế cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo đang gia tăng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.